Bệnh đông máu ở những bệnh nhân ung thư.

V.I Pharma - Phụng sự sức khoẻ

Bệnh đông máu ở những bệnh nhân ung thư.

Sau đây là một sự thật mà ít người biết đến: những người có bệnh đông máu thì có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người khác. Bệnh thường biểu hiện ra bên ngoài sau khi cục máu đông phát triển từ 1 đến 2 năm. Nguy cơ đặc biệt cao nếu bạn có huyết khối mà không rõ căn nguyên. Điều này có nghĩa là, chúng không liên quan đến tiền sử bệnh lý gia đình, mang thai hoặc là không hoạt động trong nhiều năm. Nếu bác sĩ đánh giá thấy bạn có nguy cơ hình thành huyết khối. Ông ta sẽ chỉ cho bạn dùng thuốc chống đông. Nhưng điều này cũng có nghĩa là bạn cũng có nguy cơ phát triển ung thư.

Bệnh đông máu làm gia tăng nguy cơ ung thư như thế nào

  • Những bệnh nhân nhập viện vì huyết khối thì có khả năng mắc ung thư cao gấp 4 lần so với những bệnh nhân nhập viện vì lý do khác trong 1 năm.
  • Trong số những người có huyết khối không rõ căn nguyên thì có 10% được chẩn đoán mắc ung thư trong 2 năm. Nguy cơ ung thư của họ cao gấp 2 lần những người mắc huyết khối nhưng có căn nguyên rõ ràng.
  • Ung thư Não, tụy, gan và buồng trứng dễ xẩy ra trên bệnh nhân có huyết khối hơn so với các loại ung thư khác.
  • Nếu bạn có huyết khối mà trong vòng 6 tháng đến 1 năm không phát hiện ung thư thì mức nguy cơ của bạn sẽ trở về bình thường.

Lý giải cho sự liên kết này là vì ung thư giai đoạn sớm có thể gây hình thành cục máu đông trước khi mà các triệu chứng khác xuất hiện. Nếu phát hiện thấy 1 cục máu đông mà không kèm theo yếu tố nguy cơ gì thì đó có thể là dấu hiệu sớm của ung thư.

Nhưng – đợi đã – chúng tôi vẫn chưa thể chắc chắn về điều này

Bạn thấy đấy, có thể có cách giải thích khác đó là vì những bệnh nhân nhập viện vì huyết khối trải sẽ được làm các xét nghiệm kiểm tra, và chính việc xét nghiệm đó mới giúp phát hiện sớm ung thư. Nếu điều này là đúng thì ung thư và bệnh huyết khối không có mối liên hệ trực tiếp.

Và lời giải thích cuối cùng là một số ung thư có chung yếu tố nguy cơ với bệnh huyết khối. Tôi ước gì mọi thứ trở nên đơn giản và rạch ròi trắng đen, nhưng không được như vậy. Dẫu sao thì bệnh huyết khối cũng nên được xem như là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư.

Cục máu đông là gì?

Một cục máu đông (huyết khối) về cơ bản là một khối đông vón, mềm của máu. Việc hình thành cục máu đông rất quan trọng đối với sức khỏe con người bởi lẽ đó là cách chúng ta cầm máu khi gặp chấn thương.

Nhưng một cục máu đông lại có thể gây hại khi nó gây tắc động mạch hoặc tĩnh mạch và khiến dòng máu không lưu thông được (gọi là tắc hoàn toàn). Một cục máu đông gây tắc hoàn toàn mạch ở não sẽ gây tai biến mạch máu não. Nếu ở tim sẽ gây ra nhồi máu cơ tim. Nếu ở phổi sẽ gây tắc mạch phổi. Nếu ở chân sẽ gây tắc tĩnh mạch sâu.

Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí gây tắc:

  • Nếu ở não – bạn có thể cảm thấy tê cứng hoặc yếu cơ vùng mặt, tay, chân hoặc một bên cơ thể. Trong trường hợp đó hãy nhập viện để kiểm tra.
  • Nếu ở chân – bạn có thể thấy sưng đỏ, hoặc tự nhiên đau, đau tăng hơn khi đi lại. Trường hợp này bạn cũng nên đi gặp bác sĩ sớm.
  • Nếu ở tim – bạn có thể thấy đau hoặc tức ngực, đau ở một hoặc cả 2 cánh tay, cảm giác khó thở, mê sảng hoặc buồn nôn, hoặc vã mồ hôi. Một lần nữa, bạn cần đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.

Nếu bạn có cục máu đông trong cơ thể, thì có nên xét nghiệm ung thư?

Giả sử bạn có một cục máu đông không rõ căn nguyên. Bác sĩ của bạn sẽ cố gắng đến mức nào để tìm hiểu và chẩn đoán bạn có bị ung thư không? Nhiều bác sĩ sẽ cho thực hiện mọi loại xét nghiệm, từ xét nghiệm máu các chỉ điểm sinh hóa cho đến chụp cắt lớp vi tính và nội soi (họ dùng một dây dẫn có camera để quan sát dạ dày và ruột của bạn).

Nhưng thông thường thì việc tầm soát rộng rãi là không cần thiết. Ban đầu, những xét nghiệm mang tính xâm lấn – phẫu thuật và sinh thiết – sẽ có các nguy cơ nhất định. Điều này cũng gây nên những gánh nặng về mặt tâm lý khi mà phải trải qua hàng loạt xét nghiệm và phải chờ đợi kết quả.

Tất nhiên, các xét nghiệm kiểm tra rộng rãi sẽ tiêu tốn nhiều chi phí. Nhưng ở đây chúng ta có một vấn đề lớn hơn: đó là không có những xét nghiệm tầm soát đủ tin cậy cho các loại ung thư có mối liên quan nhiều nhất với bệnh huyết khối (ung thư não, gan, tụy và buồng trứng). Những loại ung thư này rất khó chẩn đoán.

Lựa chọn tốt nhất là để cho một chuyên gia y tế tiến hành một đánh giá lâm sàng tổng quát – tiền sử y khoa, khám toàn thân, xét nghiệm cơ bản, v…v. Cách tiếp cận này sẽ bộc lộ các bất thường ở hầu hết những bệnh nhân huyết khối không rõ căn nguyên. Đó là hướng đánh giá truyền thống.

Một hồi chuông cảnh báo thúc giục bạn hành động!

Bạn có thể thấy tằng tôi ưu tiên y học thay thế hơn. Báo cáo đặc biệt của chúng tôi về ”Hiệu quả của điều trị ung thư tự nhiên” do bác sĩ Morton Walker soạnđã dành riêng một chương để nói về các xét nghiệm tầm soát ung thư thay thế. Tôi muốn bạn chú ý đến một xét nghiệm gọi là xét nghiệm máu AMAS. Theo bác sĩ Walker, xét nghiệm này có thể cho bạn biết bạn có mắc ung thư hay không, tương tự trước đây 1 năm rưỡi, các xét nghiệm truyền thống có thể làm.

Một người bạn của tôi tên là Bill Henderson thì ủng hộ xét nghiệm thay thế khác, xét nghiệm này thì bạn phải gửi mẫu nước tiểu tới một phòng xét nghiệm tại Philippin. Nó có vẻ rắc rối hơn, nhưng nó cung cấp cho bệnh nhân nhiều thông tin hơn so với xét nghiệm AMAS. Bill rất say mê nó. Bạn có thể xem thêm các thông tin chi tiết trong báo cáo đặc biệt của anh ấy “Làm thế nào để chữa khỏi mọi loại ung thư tại nhà chỉ với hơn 5$ một ngày”.

Nhược điểm của cả 2 xét nghiệm này là chúng không nói cho bạn biết bạn bị ung thư cơ quan nào hay là bạn bị ung thư loại nào. Chúng chỉ cho thấy rằng bạn có mắc ung thư ở đâu đó mà thôi. Nhưng chúng sẽ là một công cụ chỉ điểm sớm giúp bạn thay đổi lối sống kịp thời để khỏe mạnh hơn, trước khi mà ung thư trở nên nghiêm trọng khiến bạn phải chịu đựng các biện pháp điều trị truyền thống nhiều độc tính và tổn hại.

Thực lòng, tôi đang cố gắng thay đổi hàng ngày còn hơn là ngồi chờ đợi cho tới khi xuất hiện một cục máu đông hoặc một xét nghiệm nói rằng tôi đang gặp vấn đề về sức khỏe. Nhưng với một số người thì phải đến khi nguy cấp họ mới chịu thay đổi.

Nếu bạn đã xét nghiệm và không phát hiện ung thư (thở phào!), hãy tái khám hoặc xét nghiệm định kỳ mỗi 6 tháng trong 2 năm kể từ khi phát hiện huyết khối. Đây dường như là cách hợp lý nhất để phát hiện hầu hết các loại ung thư.

Nguy cơ làm tăng cục máu đông

Bây giờ, hãy nhìn vào mặt tiêu cực – sự thật là bạn nếu bạn đã bị ung thư thì bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị huyết khối. Sau đây là các con số thống kê:

  • Khoảng 20% bệnh nhân tiến triển huyết khối là những bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư trước đó, mặc dù có rất nhiều yếu tố nguy cơ cùng tạo nên con số này (tuổi, chủng tộc, mức độ béo phì, các bệnh lý nhất định, v…v)
  • Một số yếu tố nguy cơ đặc thù về ung thư, như là giai đoạn và vị trí khối u, dạng hóa trị, điều trị nội tiết, và có được phẫu thuật hay không, làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối
  • Một bệnh nhân đã được chẩn đoán là ung thư thì có nguy cơ hình thành huyết khối cao gấp 4 lần những người khác.
  • Một số ung thư (được đề cập bên trên) có nhiều yếu tố nguy cơ cao hơn.

Các liệu pháp điều trị ung thư truyền thống là một phần nguyên nhân khiến cho ung thư dễ sinh huyết khối. Lấy ví dụ, hóa trị hoạt hóa hệ thống đông máu của bạn. Hóa trị có thể làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối cao gấp 6.5 lần so với người bình thường.

Các biện pháp điều trị ung thư chủ đạo khác cũng làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối là sử dụng thuốc Steroid liều cao, điều trị nội tiết, và một nhóm mới của thuốc kháng ung thư được gọi là thuốc kháng sinh mạch. Nhóm thuốc mới này ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu tân tạo trong ung thư nhưng đồng thời cũng làm tăng đáng kể nguy cơ hình thành huyết khối.

Phẫu thuật cũng khiến cho bệnh nhân ung thư có nguy cơ cao hình thành huyết khối, bởi lẽ trong phần lớn trường hợp bạn sẽ mất khả năng di chuyển, ít nhất là một phần, cho tới khi bạn hồi phục hoàn toàn.

Còn gì nữa nhỉ, một số bệnh nhân ung thư được đặt kim luồn vào tĩnh mạch trung tâm để hóa trị trong thời gian dài sẽ dễ hình thành các cục máu đông liên quan đến kim luồn – chính điều này cũng sẽ làm trì hoãn việc sử dụng hóa chất và các thuốc khác.

Cách tiếp cận chủ yếu dành cho các bệnh nhân ung thư trải qua các liệu trình điều trị nặng nề như trên là sử dụng thuốc chống đông như Warfarin và Heparin trong 3 đến 6 tháng.

Phương pháp tự nhiên phòng chống huyết khối

Huyết khối gây nguy hiểm cho tính mạng, do vậy bạn nên xử lý một cách kịp thời. Nếu bạn nghi ngờ có huyết khối trong cơ thể thì nên đi khám ngay.

Nhưng nếu bạn là người có nguy cơ cao, hoặc nếu bạn đã được chẩn đoán là có và bạn muốn phòng tránh huyết khối trong tương lai, thì sau đây là những điều bạn có thể làm:

  • Vận động hàng ngày. Nếu bạn ngồi quá nhiều, hãy đứng dậy và di chuyển mỗi 30 phút. Nếu bạn vừa phẫu thuật và bạn phải nằm trên giường (hoặc bạn bắt buộc phải nằm nhiều), thì hãy hỏi xem bạn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng trên giường hay không.
  • Không hút thuốc
  • Uống ginkgo biloba 2 lần mỗi ngày. Nó có chứa các glycosid là terpenoid và flavonoid, cả 2 chất này điều làm tăng cường lưu thông mạch máu.
  • Ăn nhiều gừng. Những chất có trong gừng có tác dụng ức chế hình thành cục máu đông.
  • Dùng enzym tiêu hóa phân giải protein. Chúng cũng là những chất chống đông máu.
  • Thêm tỏi vào bữa ăn, tỏi cũng có tác dụng chống đông máu. Dầu cá cũng là một chất chống đông máu.
  • Uống nước. Nước hỗ trợ cho tuần hoàn cơ thể. 80-85% thành phần máu là nước.
  • Thêm đậu và sản phẩm từ đậu vào bữa ăn, vì đậu được tin là giúp tăng cường tuần hoàn máu.
  • Tránh thức ăn mặn, đồ ăn chiên xào, thức ăn đã qua xử lý, sản phẩm bơ, dầu thực vật đã được hydro hóa.

Chú ý: Nếu bác sĩ của bạn kê đơn cho bạn thuốc chống đông như Warfarin, thì hoạt chất chống đông tự nhiên như enzym hoặc ginkgo cũng rất tốt. Một số thứ có thể nên được cắt giảm. Theo quan điểm của tôi thì nên cắt giảm thuốc, bởi lẽ các phương pháp điều trị tự nhiên mang lại hiệu quả cao trong trường hợp này.

Nhưng bạn cần thực hiện điều này dưới sự giám sát của bác sĩ – và đó lại là một lý do khiến chúng ta cần đến bác sĩ, những người dễ tiếp thu để thay thế, chứ không phải chống đối họ.

Nhưng bạn cần thực hiện điều này dưới sự giám sát của bác sĩ – và đó lại là một lý do khiến chúng ta cần đến bác sĩ, những người dễ tiếp thu để thay thế, chứ không phải chống đối họ.

Nguồn: https://www.cancerdefeated.com/heres-how-to-cure-cancer-the-milky-way/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *